Nội dung chính
Nhà nước rất khuyến khích các địa phương, làng nghề phát triển mô hình hợp tác xã bởi mô hình này sẽ có khả năng thu hút được nhiều người tham gia trở thành thành viên, như vậy sẽ tạo ra được nhiều công ăn việc làm cho người dân. Chính bởi mục tiêu đó, mà nhà nước đã có những chính sách ưu đãi dành riêng cho mô hình này. Cụ thể dành nguyên Chương II Luật Hợp tác xã số 17/2023/QH15 quy định về các chính sách ưu đãi với mô hình kinh doanh hợp tác xã. Tuy nhiên trường hợp nào miễn, trường hợp nào giảm được quy định rõ ràng.
Về cơ bản mô hình hợp tác xã sẽ phải nộp những loại thuế như các loại hình doanh nghiệp khác, tuy nhiên sẽ có những khoản thu nhập không phải chịu thuế.
Thành lập mô hình kinh doanh hợp tác xã sẽ phải nộp những loại thuế nào?
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Mô hình kinh doanh hợp tác xã vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ bởi căn cứ điểm c khoản 1 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 nêu rõ người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế bao gồm:
“c) Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;”
Tuy nhiên đối với mô hình kinh doanh hợp tác xã này sẽ được áp dụng chính sách ưu đãi về thuế như sau:
“3. Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với:
- Thu nhập từ giao dịch nội bộ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Thu nhập của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi tham gia liên kết với cá nhân, tổ chức khác hình thành chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành, gắn với kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức vì mục tiêu phát triển bền vững;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập hình thành quỹ chung không chia, phần thu nhập hình thành tài sản chung không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.”
Như vậy, khi hợp tác xã đi vào hoạt động thì sẽ được miễn/ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp tại các khoản thu nhập từ các khoản nêu tại khoản 3, khoản 4 Điều 22 Luật Hợp tác xã. Và sau khi tổng kết hoạt động kinh doanh trong 1 năm trừ các khoản thu nhập đc miễn trên mà Hợp tác xã có thu nhập dương thì vẫn phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp như binh thường là 20%
Thuế giá trị gia tăng
Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo Điều 4 văn bản hợp nhất số: 01/VBHN-VPQH đã nêu. Căn cứ vào khoản 7 Điều 4 Luật Hợp tác xã 2023 (sắp có hiệu lực vào 01/07/2024) quy định rằng:
Hợp tác xã là tổ chức có tư cách pháp nhân do ít nhất 05 thành viên chính thức tự nguyện thành lập, hợp tác tương trợ trong sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung về kinh tế, văn hóa, xã hội của thành viên, góp phần xây dựng cộng đồng xã hội phát triển bền vững; thực hiện quản trị tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ.
Như vậy với 2 căn cứ trên thì Hợp tác xã chính là đối tượng người nộp thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên Hợp tác xã khi cung cấp, bán loại hàng hóa là sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt cho doan nghiệp, hợp tác xã khác mà chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc mới chỉ qua sơ chế thông thường thì sẽ không phải chịu thuế giá trị gia tăng trong trường hợp này (Điều 5 Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH).
Lệ phí môn bài
Căn cứ vào khoản 2 Điều 1 Nghị định 139/2016/NĐ-CP nêu rõ người nộp lệ phí môn bào là: “Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã”.
Do vậy hợp tác xã vẫn sẽ phải thực hiện nộp lệ phí môn bài như các doanh nghiệp bình thường.
Trên đây những nội dung về thành lập mô hình kinh doanh hợp tác xã phải nộp những loại thuế nào. Quý khách hàng cần hỗ trợ thêm thông tin vui lòng liên hệ Kế Toán MVB:
- Cơ sở 1: Phòng 106 – Nhà A13 – Đường 800A – Nghĩa Đô – Cầu Giấy – Hà Nội
- Cơ sở 2: Số 7, lô D9 – KĐT Geleximco – Đường Lê Trọng Tấn – Hà Đông – Hà Nội
- Hotline: 0965 900 818
- Email: ketoanmvb@gmail.com
- Facebook: https://www.facebook.com/ketoanmvb/