Các loại thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

Bạn đang có nhu cầu tìm hiểu các loại thuế áp dụng đối với hộ kinh doanh cá thể? Và loại thuế nào được miễn, thuế bắt buộc phải nộp khi thành lập hộ kinh doanh gia đình, cá nhân….Mời bạn cùng https://ketoanmvb.com theo dõi bài viết dưới đây để làm rõ các vấn đề này:

Hộ kinh doanh cá thể phải đóng những loại thuế nào?

Theo quy định của pháp luật, hộ kinh doanh cá thể phải nộp 3 loại thuế chính sau: Lệ phí môn bài nộp theo mức thu nhập tháng. Thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng. Các loại thuế phí này nộp căn cứ vào doanh thu hàng năm.

Ngoài các loại thuế nêu trên, hộ kinh doanh cá nhân còn có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên… nếu kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế của các luật này.

Cách tính thuế áp dụng đối với hộ kinh doanh cá thể
Cách tính thuế áp dụng đối với hộ kinh doanh cá thể

Cách tính thuế hộ kinh doanh cá thể như thế nào?

Cách tính thuế môn bài cần phải nộp

Theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP, kể từ ngày 01/01/2017 thì mức lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được tính dựa vào mức thu nhập hàng năm của hộ kinh doanh đó, bao gồm 3 mức như sau:

Lưu ý: Nếu hộ kinh doanh mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm. Nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

Ví dụ cách tính thuế môn bài

Hộ kinh doanh gia đình Bá Teppi thành lập tháng 07/2020 và doanh thu của 5 tháng kinh doanh thực tế là 75 triệu đồng (trung bình 15 triệu/tháng) thì doanh thu tương ứng của 1 năm là 180 triệu đồng (>100 triệu đồng). Như vậy, anh Bá sẽ cần phải nộp thuế môn bài là 150.000 đồng (1/2 thuế môn bài vì thành lập 6 tháng cuối năm).

Xem thêm:

Những hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế

Trình tự thủ tục đăng kí thuế lần đầu theo Luật quản lý thuế 2019

Xử lý tiền thuế GTGT nộp thừa

Cách tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán, nhưng kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) thì không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN (áp dụng như mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống). Kinh doanh thực tế bao nhiêu tháng/năm thì tính thuế chừng đấy tháng.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán và được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp, tuy nhiên kinh doanh không trọn năm, thì cá nhân được giảm số thuế tương ứng với số tháng ngừng/nghỉ kinh doanh trong năm.

Ví dụ về cách tính thuế VAT và thuế TNCN

Trường hợp 1:

Anh Bá Teppi đã được cơ quan thuế thông báo mức thuế khoán phải nộp trong năm 2020. Nhưng đến tháng 9 năm 2020 anh Bá Teppi nghỉ kinh doanh thì được giảm thuế khoán tương ứng với 4 tháng cuối năm 2020.

Nếu cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân/hộ gia đình thì mức tính thuế GTGT và TNCN sẽ tính cho một người đại diện duy nhất. Nếu nhóm/hộ này có mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống thì không phải nộp thuế VAT và thuế TNCN.

Trường hợp 2

Hộ gia đình anh Bá Teppi được thành lập bởi nhóm 3 cá nhân. Năm 2019 hộ gia đình anh có doanh thu là 400 triệu đồng (>300 triệu) thì hộ gia đình anh Bá thuộc diện phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN trên tổng doanh thu là 400 triệu đồng.

Doanh thu tính thuế VAT và doanh thu tính thuế TNCN là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Nếu cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế sẽ căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.

Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế VAT và tỷ lệ thuế TNCN áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề.

Xem thêm: Hướng dẫn cách đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Một số lưu ý về cách tính thuế đối với hộ kinh doanh cá nhân

Mức doanh thu tính thuế GTGT, TNCN và tỷ lệ thuế GTGT, TNCN được quy định cụ thể theo quy định của Thông tư 92/2015/TT-BTC.

Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế là theo phương pháp khoán.

Nếu hộ kinh doanh đó có doanh thu từ 100 triệu trở xuống thì không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.

Nếu cần tư vấn thêm bất cứ thông tin gì về thuế đối với việc kinh doanh của bạn, gia đình, công ty hay dịch vụ kế toán tại Hà Nội của KetoanMVB. Xin mời bạn vui lòng gọi cho chúng tôi qua HOTLINE 0965900818 – 0947760868 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Bình chọn

Xếp hạng 0 / 5. Tổng số bình chọn 0

Trả lời