Nội dung chính
Ngày nay, ngày càng có nhiều người tìm đến việc vay vốn ngân hàng để đáp ứng các nhu cầu cá nhân như kinh doanh, mua sắm, hay đầu tư… Việc này trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ vào dịch vụ vay vốn ngân hàng. Vậy hồ sơ vay vốn ngân hàng mới nhất gồm những gì. Điều kiện vay vốn ngân hàng như thế nào. Hãy cùng Kế Toán MVB tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Hồ sơ vay vốn ngân hàng mới nhất năm 2024
Để được giải quyết nhanh, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị vay vốn ngân hàng
- Hồ sơ pháp lý: CCCD/ CMND, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn/ độc thân
- Hồ sơ mục đích vay: tiêu dùng, bất động sản, xây dựng nhà cửa,…
- Hồ sơ tài chính: Chứng minh thu nhập ổn định
- Hợp đồng lao động, Quyết định công tác
- Sao kê tài khoản trả lương qua ngân hàng hoặc bảng lương 3 – 6 tháng gần nhất
- Giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh quyền sở hữu tài sản: Sổ đỏ, sổ hồng, giấy đăng ký xe
Điều kiện để được vay vốn ngân hàng
Căn cứ điều 2 Thông tư 06/2023/TT-NHNN, ngân hàng sẽ xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:
Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.
Khách hàng có thể là pháp nhân được công nhận có năng lực pháp lý theo luật định. Đối với cá nhân, khách hàng bao gồm những người từ 18 tuổi trở lên, sở hữu toàn bộ quyền hành vi dân sự theo luật, hoặc những người từ 15 đến dưới 18 tuổi, không bị giới hạn hoặc tước bỏ quyền hành vi dân sự theo quy định pháp luật.
Có phương án sử dụng vốn khả thi.
Có năng lực tài chính để trả nợ.
Nội dung thỏa thuận vay vốn ngân hàng
Thỏa thuận cho vay phải được lập thành văn bản, trong đó tối thiểu có các nội dung sau:
- Mục đích sử dụng vốn vay;
- Tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu hoặc mã số doanh nghiệp của khách hàng; Tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp của tổ chức tín dụng cho vay;
- Số tiền cho vay; hạn mức cho vay đối với trường hợp cho vay theo hạn mức; hạn mức thấu chi đối với trường hợp cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán; hạn mức cho vay dự phòng đối với trường hợp cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng;
- Giải ngân vốn cho vay và việc sử dụng phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay;
- Lãi suất cho vay và mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó theo khoản 3 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN; lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả; lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn; các loại phí liên quan đến khoản vay và mức phí áp dụng;
- Việc trả nợ gốc, lãi tiền vay và thứ tự thu hồi nợ gốc, lãi tiền vay; trả nợ trước hạn;
- Cơ cấu lại thời hạn trả nợ chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn và không được tổ chức tín dụng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ; hình thức và nội dung thông báo chuyển nợ quá hạn theo Điều 20 Thông tư 39/2016/TT-NHNN;
- Xử lý nợ vay; phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại; quyền và trách nhiệm của các bên;
Xem thêm:
Chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng
Chứng từ thanh toán qua ngân hàng
Đăng ký tài khoản ngân hàng với Sở Kế Hoạch Đầu Tư