Nội dung chính
Cũng bởi tính đặc thù nên cách viết hóa đơn giá trị gia tăng ngành xây dựng không hẳn giống hoàn toàn với cách viết hóa đơn GTGT thông thường. Nếu bạn là kế toán mới vào nghề, đang thắc mắc cách viết hóa đơn GTGT ngành xây dựng sao cho đúng, chính xác thì đừng bỏ qua bài viết này để có cho mình lời giải đáp chi tiết nhất.
1. Lưu ý thời điểm lập hóa đơn giá trị gia tăng ngành xây dựng
Trước khi tìm hiểu về cách viết hóa đơn giá trị gia tăng ngành xây dựng, một trong những điều quan trọng cần lưu ý chính là thời điểm lập hóa đơn GTGT. Điều này đã được Bộ Tài chính quy định rất rõ trong Khoản 2, Điều 16 của Thông tư số 39/2014/TT-BTC.
Theo Thông tư này, ngày lập hóa đơn GTGT đối với ngành xây dựng, lắp đặt chính là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, bất kể đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với các trường hợp phải giao hàng nhiều lần hay bàn giao từng hạng mục công trình, công đoạn dịch vụ thì sẽ lập hóa đơn vào mỗi lần giao hàng hay bàn giao. Thời điểm lập hóa đơn là vào ngày giao hàng hay bàn giao đó. Đồng thời cách viết hóa đơn giá trị gia tăng ngành xây dựng khi này phải phản ánh rõ khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao hay bàn giao.
Với các đơn vị kinh doanh có công trình xây dựng hoàn thành và đã lập hóa đơn GTGT nhưng khi duyệt quyết toán, công trình phải điều chỉnh lại giá trị khối lượng xây dựng thì sẽ phải lập thêm hóa đơn điều chỉnh giá trị công trình thanh toán.
Xem thêm:
- Cách hủy bỏ hóa đơn điện tử đã phát hành
- Nghị định 125 Xử phạt vi phạm về hóa đơn
- Cách xử lý hóa đơn chưa thông báo phát hành đã sử dụng
- Cách đổi nhà cung cấp hóa đơn điện tử
- Hóa đơn điện tử có mã xác thực là gì
2. Cách viết hóa đơn giá trị gia tăng xây dựng mới nhất hiện nay
Hiện nay, cách viết hóa đơn giá trị gia tăng ngành xây dựng mới nhất, đúng nhất sẽ được căn cứ theo từng loại công trình cụ thể.
2.1 Với các công trình xây dựng cuốn chiếu
Các công trình cuốn chiếu là loại công trình làm đến đâu thì sẽ nghiệm thu đến đó, hay còn gọi là công trình phân đoạn, công trình nghiệm thu theo giai đoạn. Do đó, sau khi đã hoàn thành xong phân đoạn hay giai đoạn nào thì sẽ nghiệm thu, thanh toán xuất hóa đơn luôn đến đó.
Chẳng hạn như với một công trình xây dựng được chia thành 03 giai đoạn thì cách viết hóa đơn giá trị gia tăng ngành xây dựng cho từng giai đoạn nghiệm thu như sau:
– Giai đoạn 1
Sau khi hoàn thành giai đoạn một, đơn vị nghiệm thu sẽ lập biên bản nghiệm thu giai đoạn 1, biên bản xác nhận khối lượng giai đoạn 1 và bảng quyết toán khối lượng của giai đoạn 1. Dựa trên cơ sở đó, đơn vị nghiệm thu sẽ viết và xuất hóa đơn GTGT giai đoạn 1.
– Giai đoạn 2
Ở giai đoạn này, khi muốn viết hóa đơn giá trị gia tăng, đơn vị nghiệm thu cũng cần lập biên bản nghiệm thu giai đoạn 2, biên bản xác nhận khối lượng giai đoạn 2 và bảng quyết toán khối lượng giai đoạn 2. Sau đó, dựa trên số liệu các biên bản đã lập để tiến hành viết và xuất hóa đơn GTGT giai đoạn 2
– Giai đoạn 3
Giai đoạn 3 hay chính là giai đoạn cuối cùng của công trình. Sau khi đã hoàn thành tất cả, đơn vị nghiệm thu sẽ tiến hành tổng kết lại các giai đoạn trước đó cộng lại rồi lập các biên bản bao gồm: biên bản nghiệm thu khi hoàn thành công trình được đưa vào sử dụng, biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành, bảng quyết toán khối lượng công trình. Đồng thời, dựa trên các biên bản trên để cho xuất hóa đơn GTGT phần còn lại và thanh toán hợp đồng.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng, với những trường hợp chủ đầu tư trong quá trình xây dựng có tạm ứng, muốn hợp thức hóa tiền tạm ứng cho các hóa đơn đã xuất thì đơn vị nghiệm thu cần phải lập thêm biên bản nghiệm thu và chứng từ xác nhận giai đoạn theo dạng cuốn chiếu, tuân thủ đúng với luật pháp hiện hành về chế độ sử dụng hóa đơn.
2.2 Với các công trình xây dựng hoàn thành đại cục
Công trình xây dựng hoàn thành đại cục là loại công trình mà bên thi công xây dựng sẽ phải hoàn thành hết tất cả các hạng mục thì mới nghiệm thu và thanh toán.
Theo đó, cách viết hóa đơn giá trị gia tăng ngành xây dựng với loại công trình này sẽ đơn giản hơn, chỉ viết duy nhất 01 lần khi đã kết thúc công trình.
Cụ thể hơn, khi công trình hoàn thành hoặc đã đưa vào sử dụng, bên đơn vị nghiệm thu sẽ lập các biên bản sau:
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.
- Biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành.
- Bảng quyết toán khối lượng công trình.
Sau đó, dựa trên cơ sở các biên bản đã lập, đơn vị nghiệm thu tiến hành viết hóa đơn GTGT để thanh toán hợp đồng cho bên thi công.
Trên đây là cách viết hóa đơn giá trị gia tăng chuyên ngành xây dựng chi tiết, rất phổ biến hiện nay.
Mọi thắc mắc về cách viết hóa đơn giá trị gia tăng ngành xây dựng hoặc để tư vấn về dịch vụ hóa đơn điện tử Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ ngay Kế Toán MVB qua Hotline 0965900818 – 0947760868