Nội dung chính
Trong cuộc sống hàng ngày, khi nhắc đến từ “thuế”, nhiều người thường nghĩ ngay đến một khoản chi phí không mong muốn. Tuy nhiên, thuế không chỉ đơn thuần là một khoản tiền phải trả mà còn là một phần không thể thiếu của cơ cấu tài chính của một quốc gia. Nó là công cụ quan trọng để nhà nước có nguồn thu thập tài chính cần thiết để cung cấp các dịch vụ công cơ bản và phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, và nhiều lĩnh vực khác. Đồng thời, thuế cũng có vai trò điều tiết kinh tế và xã hội, thúc đẩy công bằng và phân phối tài nguyên hiệu quả. Để tìm hiểu rõ hơn về thuế, mời quốc độc giả tham khảo bài viết sau đây:
Tìm hiểu thuế là gì?
Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhận định. Phát sinh nộp thuế dựa trên các văn bản luật pháp hiện hành không mang tính chính đối giá & có thể hoàn thuế lại cho các đối tượng nộp thuế. Cụ thể thì:
- Thuế là nguồn kinh phí cần thiết thực hiện và vận hành các chức năng nhằm phát triển xã hội của cơ quan nhà nước.
- Thuế bình thường dùng để điều tiết thu nhập xã hội nhằm mục đích thu ngân sách.
- Thuế đặc biệt là khoản thuế đánh vào các hàng hóa, mục đích đặc biệt như rượu, bia, thuốc lá…Giúp hạn chế cá nhân tiêu thụ và sử dụng hàng hóa đặc biệt….
Các đặc điểm của thuế
Thứ nhất, thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách. Tính bắt buộc thể hiện ở chỗ, đối với người nộp thuế, đây là nghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ cho nhà nước khi có đủ điều kiện mà không phải quan hệ thanh toán dù trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng. Đối với các cơ quan thu thuế, khi thay mặt nhà nước thực hiện các hành vi nhất định cũng không được phép lựa chọn thực hiện hay không thực hiện hành vi thu thuế, có sự phân biệt đối xử với người nộp thuế. Đặc tính bắt buộc của thuế là một trong những dấu hiệu quan trọng để phân biệt thuế với các khoản thu trên cơ sở tự nguyện hình thành nên ngân sách nhà nước. Điều này có ý nghĩa pháp lý quan trọng khi ban hành pháp luật về thuế và chi phối phương pháp thực hiện thu thuế của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tính bắt buộc của thuế có mối quan hệ mật thiết với tính không hoàn trả. Do thuế không có tính hoàn trả, về lý thuyết, khó tìm thấy sự tự nguyện khi nộp thuế – hành vi chuyển giao một khối lượng tài sản cho nhà nước và chắc chắn sẽ không nhận lại được chúng trong tương lai. Vì vậy, để thực hiện thu thuế ổn định, phải sử dụng biện pháp bắt buộc như là một thuộc tính cơ bản của thuế.
Thứ hai, thuế gắn với yếu tố quyền lực. Tính quyền lực của thuế được xuất phát bởi lý do xuất hiện các khoản thu thuế của nhà nước. Thuế là biện pháp chủ yếu của nhà nước để nhà nước điều tiết và can thiệp vào nền kinh tế. Bằng quyền lực chính trị, nhà nước tạo ra cho thuế tính cố định, tuân thủ của đối tượng nộp thuế. Các yếu tố như đơi tượng nộp thuế, thuế suất,… được quy định trước và mang tính ổn định trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ gắn với yếu tố quyền lực, thuế mới đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ tạo nguồn thu nhập tài chính cho đất nước. Để gắn được yếu tố quyền lực nhà nước cho thuế, các quốc gia, không phân biệt mức độ phát triển, đều có xu hướng ghi nhận thuế ở văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất – các luật thuế. Điều đó cũng gián tiếp đảm bảo tính ổn định trong việc xác định nguồn thu nhập tài chính của nhà nước và đảm bảo tính ổn định của thuế.
Thứ ba, thuế không mang tính đối giá, không hoàn trả trực tiếp. Thuế không phải là khoản phải trả khi các đối tượng nộp thuế đã nhận được bất kì lợi ích, quyền lợi chụ thể nào từ phía nhà nước. Bất kì ai khi đủ điều kiện đều phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, không phân biệt họ đã nhận được những lợi ích công cộng nào. Điều này cho phép phân biệt thuế với các khoản thu nộp do đối tượng nộp chỉ thực hiện nghĩa vụ của mình đã nhận được một lợi ích nhất định từ nhà nước. Đó là các khoản thu từ lệ phí, phí.
Phân loại thuế
Tuỳ thuộc vào nhu cầu của xã hội, mà có thể có nhiều cách phân loại thuế. Tuy nhiên, 2 căn cứ phổ biển để phân loại các loại thuế là dựa và mối quan hệ giữa cơ quan thuế với người chịu thuế và dựa vào đối tượng tính thuế.
Căn cứ vào mối quan hệ giữa cơ quan thuế với người chịu thuế, có 2 loại thuế
- Thuế trực thu bao gồm các loại thuế như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đánh vào của cảnh, thuế đánh vào đối tượng thường trú,…. Đây được gọi là thuế trực thu vì người có nghĩa vụ nộp thuế thường là người chịu thuế, nói cách khác, người nộp thuế không thể chuyển nghĩa vụ thuế sang cho các đối tượng khác.
- Thuế gián thu bao gồm các loại thuế như thuế xuất nhập khẩu, thuế gắn với sản xuất và hàng hoá. Đây được gọi là thuế gián thu vì người chịu thuế là khách hàng nhưng người nộp thuế là người bán hàng, nói cách khác, đã có sự chuyển dịch nghĩa vụ thuế từ khách hàng sang người kinh doanh.
Căn cứ vào đối tượng tính thuế, có các loại thuế
- Thuế tài sản là thuế đánh vào bản thân tài sản chứ không đánh vào phần thu nhập phát sinh từ tài sản đó. Các loại thuế như thuế nhà đất, thuế vốn, thuế chuyển nhượng tài sản,…là thuế tài sản. Tuỳ thuộc vào pháp luật mỗi quốc gia và đối tượng tài sản được tách hoặc gộp thuế phù hơp với điều kiện cụ thể.
- Thuế đánh vào thu nhập là thuế đánh vào đối tượng có giá trị thặng dư phát sinh từ tài sản của họ. Các loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân có đối tượng tính thuế là những thu nhập phát sinh trong quá trình sử dụng tài sản của mình hay do kết quả lao động…
- Thuế tiêu dùng, phần lớn là các loại thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt. Đặc điểm của các loại thuế trong nhóm thuế này là đối tượng tính thuế chính là phần thu nhập của người chịu thuế được mang tiêu dùng vào thời điểm chịu thuế.
Sự hiểu biết và tuân thủ đúng đắn về các quy định thuế sẽ trở thành yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một xã hội công bằng và phát triển. Việc này không chỉ đòi hỏi sự hỗ trợ từ phía nhà nước và cơ quan thuế mà còn yêu cầu sự hợp tác từ phía người dân và doanh nghiệp. Việc tuân thủ các quy định pháp luật về thuế là cơ sở, nền tảng để xây dựng và phát triển một quốc gia giàu mạnh, nền kinh tế cạnh tranh và thị trường tài chính minh bạch để thu hút được những ưu đãi từ quốc tế.
Bài viết này Kế Toán MVB đã chia sẻ chi tiết các thông tin về thuế và một vài đặc điểm, cách phân loại thuế. Nếu như có bất kì thắc mắc nào liên quan đến thuế, đặc biệt là các loại thuế doanh nghiệp, xin hãy liên hệ với Ketoanmvb để nhận được những tư vấn chính xác, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.
- Cơ sở 1: Phòng 106 – Nhà A13 – Đường 800A – Nghĩa Đô – Cầu Giấy – Hà Nội
- Cơ sở 2: Số 7, lô D9 – KĐT Geleximco – Đường Lê Trọng Tấn – Hà Đông – Hà Nội
- Hotline: 0965 900 818
- Email: ketoanmvb@gmail.com
- Facebook: https://www.facebook.com/ketoanmvb/