Thuế giá trị gia tăng là gì? Phương pháp tính thuế GTGT

Thuế giá trị gia tăng hay Thuế VAT còn gọi là thuế hàng hóa và dịch vụ đánh vào giá trị gia tăng của hàng hóa và dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng. Số lượng sản phẩm chịu thuế GTGT của Việt Nam khá lớn và doanh nghiệp của bạn có khả năng phải nộp loại thuế này.

Thuế giá trị gia tăng là gì?

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế được thu một cách không phụ thuộc vào thu nhập bởi mỗi người mà bất kể ai cũng phải chịu cùng 1 mức thuế GTGT cho cùng 1 loại hàng hóa, dịch vụ.

Nhìn chung Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế. Bản chất hiểu đơn giản, thuế là tiền mà người dân nộp cho ngân sách nhà nước để quản lý, điều hành đất nước. Các khoản thuế này được quy định rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật

Có nhiều cách phân loại thuế khác nhau như:

  • Theo đối tượng chịu thuế: thuế thu nhập; thuế tiêu dùng; thuế tài sản
  • Theo phương thức đánh thuế: Thuế trực thu và thuế gián thu
  • Theo mối quan hệ giữa thuế và thu nhập : Thuế lũy tiến, thuế lũy thoái, thuế tỷ lệ
  • Theo cách xác định thuế suất: Thuế theo đơn vị; thuế theo giá; thuế hỗn hợp

Dựa phân loại theo phương thức đánh thuế hay được nhắc đến và áp dụng thì thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu.

Thuế giá trị gia tăng là gì? Phương pháp tính thuế GTGT
Thuế giá trị gia tăng là gì? Phương pháp tính thuế GTGT

Căn cứ pháp luật để tính thuế GTGT

Thuế GTGT được tính theo giá tính thuế và thuế suất do đó căn cứ vào những quy định pháp luật để tính thuế VAT gồm:

  • Pháp luật quy định rất rõ về giá để tính thuế giá trị gia tăng theo các loại hàng hóa, hoạt động kinh tế quy định cụ thể tại Điều 7 Luật quản lý thuế gia tăng 2008 được sửa đổi bổ sung Luật thuế giá trị gia tăng 2013, trong đó một số loại hàng hóa dịch vụ giá bán ra đã bao gồm thuế giá trị gia tăng, có loại thì giá bán ra chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
  • Thuế suất thì sẽ có một số mức sau: 0%, 5%, 10% quy định cho từng nhóm đối tượng hàng hóa nhất định. Hiện tại đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ trước đó đang áp dụng mức thuế suất 10% vẫn tiếp tục được áp dụng mức thuế suất 8% cho đến hết 30/0S6/2024 theo Nghị định 94/2023/NĐ-CP.

Các mức thuế suất thuế GTGT

Mức thuế suất VAT 0%

Mức thuế GTGT 0% áp dụng cho hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và các sản phẩm không chịu thuế khi xuất khẩu, ngoại trừ:

  • Chuyển giao công nghệ hoặc quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài;
  • Dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài;
  • Dịch vụ cấp tín dụng;
  • Chuyển nhượng vốn;
  • Dịch vụ tài chính phái sinh;
  • Dịch vụ viễn thông;
  • Tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa qua chế biến hoặc bất kỳ sản phẩm nào mà tổng giá trị thị trường của tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng đã khai thác từ 51% trở lên.

Mức thuế suất VAT 5%

Thuế suất 5% VAT áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ:

  • Nước sạch cho quá trình sản xuất và sinh hoạt;
  • Thiết bị và dụng cụ y tế; bông và băng y tế; thuốc phòng và chữa bệnh; các sản phẩm hóa dược, dược phẩm dùng để sản xuất thuốc chữa bệnh và phòng bệnh;
  • Đồ dùng dạy và học;
  • Hoạt động triển lãm, văn hóa, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; xưởng phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim;
  • Đồ chơi cho trẻ em và một số loại sách;
  • Dịch vụ khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ;
  • Bán và cho thuê nhà ở xã hội;
  • Hàng hóa và dịch vụ khác nhau liên quan đến nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt và lâm nghiệp.

Thuế suất VAT 10%

Những hàng hóa dịch vụ không áp dụng mức thuế suất GTGT 0% & 5% thì đều được áp dụng mức thuế 10% VAT

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: có 2 phương pháp chính là khấu trừ hoặc phương pháp tính trực tiếp.

Phương pháp khấu trừ thuế GTGT

Áp dụng đối với cơ sở kinh doanh tự nguyện đăng ký phương pháp khấu trừ này và áp dụng bắt buộc với cơ sở kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 01 tỷ đồng trở lên (trừ hộ, cá nhân kinh doanh).

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra – số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ

Số thuế giá trị gia tăng đầu ra = tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng.

Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp

Áp dụng với các cơ sở kinh doanh có doanh thu năm dưới mức ngưỡng doanh thu 01 tỷ đồng, trừ trường hợp tự nguyện đăng ký theo phương pháp tính thuế giá trị gia tăng khấu trừ.

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra x Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng;

Giá trị gia tăng được xác định = giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra – giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng.

Ngoài ra, còn phương pháp tính thuế giá trị gia tăng tính trực tiếp bằng tỷ lệ % nhân doanh thu áp dụng với đối với các cá nhân, hộ kinh doanh; Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có doanh thu phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, cụ thể các mức tỷ lệ như sau:

  1. Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;
  2. Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
  3. Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
  4. Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

Bài viết này Kế Toán MVB đã chia sẻ chi tiết các thông tin về thuế giá trị gia tăng. Để biết thêm thông tin, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Ketoanmvb theo địa chỉ:

  • Cơ sở 1: Phòng 106 – Nhà A13 – Đường 800A – Nghĩa Đô – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Cơ sở 2: Số 7, lô D9 – KĐT Geleximco – Đường Lê Trọng Tấn – Hà Đông – Hà Nội
  • Hotline: 0965 900 818
  • Email: ketoanmvb@gmail.com
  • Facebook: https://www.facebook.com/ketoanmvb/

Trả lời