Số hóa đơn là gì? Quy định về mẫu số và ký hiệu HĐĐT mới nhất 2022

Số hóa đơn là số thứ tự của hóa đơn điện tử ( HĐĐT ) được hiển thị trên góc của hóa đơn khi người bán lập ra đưa cho người mua( người sử dụng dịch vụ, hàng hóa ).

Số hóa đơn là gì?

Theo thông tư số 68/2019/TT-BTC được Bộ Tài Chính ban hành ngày 30 tháng 9 năm 2019 thì bạn có thể tìm hiểu chi tiết về số hóa đơn là gì tại Điểm a.4 Khoản 1, Điều 3 như sau:

  1. Số hóa đơn chính là số thứ tự được thể hiện trên hóa đơn khi người bán tiến hành lập hóa đơn.
  2. Số hóa đơn sẽ được ghi bằng chữ số Ả-rập với tối đa 8 chữ số, bắt đầu từ số 1 vào ngày 01/01 (hoặc ngày bắt đầu dùng hóa đơn); kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm có tối đa đến số 99 999 999.
  3. Số hóa đơn được cấp cho hóa đơn theo nguyên tắc liên tục, theo số thứ tự từ nhỏ đến lớn trong cùng một ký hiệu hóa đơn và ký hiệu mẫu số hóa đơn.

Thông thường, với những trường hợp số hóa đơn không được lập theo nguyên tắc trên thì hệ thống lập hóa đơn điện tử phải đảm bảo nguyên tắc tăng theo thời gian, tức mỗi số hóa đơn phải đảm bảo chỉ được lập, sử dụng một lần duy nhất và có tối đa 8 chữ số.

Số hóa đơn xác thực là gì?

Số hóa đơn xác thực là gì?
Số hóa đơn xác thực là gì?

Khái niệm số hóa đơn là gì cũng không hẳn giống với số hóa đơn xác thực. Bởi số hóa đơn thường để gọi chung cho tất cả các loại hóa đơn điện tử, cả hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế, còn số hóa đơn xác thực lại chỉ dùng để nói tới số hóa đơn của các hóa đơn có mã của cơ quan thuế mà thôi.

Số hóa đơn điện tử xác thực, hay còn gọi là số hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, là một loại hóa đơn được cấp mã xác thực và số xác thực thông qua hệ thống xác thực của cơ quan Thuế. Trong đó:

  1. Mã xác thực và số xác thực là chuỗi các ký tự được mã hoá, cung cấp bởi hệ thống xác thực hóa đơn của Tổng cục Thuế dựa trên các thông tin hoá đơn của doanh nghiệp.
  2. Số hóa đơn xác thực là dãy số có cấu trúc theo quy định của cơ quan thuế và được cấp bởi hệ thống cấp mã xác thực hóa đơn của cơ quan thuế.

Lưu ý rằng, đối với hóa đơn điện tử xác thực, người bán sẽ phải tiến hành ký điện tử lên hóa đơn khi cơ quan thuế cấp mã xác thực và số hóa đơn xác thực. Đồng thời, các đơn vị kinh doanh hoàn toàn không phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho loại hóa đơn điện tử này.

Như vậy, nếu số hóa đơn điện tử là số hóa đơn của các hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế, được cấp bởi hệ thống phần mềm hóa đơn điện tử cấp liên tục và tự động, thì hóa có mã của cơ quan thuế lại là số hóa đơn xác thực sẽ được cấp bởi cơ quan thuế.

Quy định về mẫu số và ký hiệu hóa đơn điện tử

Sau khi đã tìm hiểu số hóa đơn là gì, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về mẫu số và ký hiệu hóa đơn điện tử để hiểu rõ hơn quy định về những tiêu thức này trên hóa đơn điện tử, tránh những nhầm lẫn, sai sót đang tiếc có thể xảy ra.

Quy định về mẫu số và ký hiệu hóa đơn điện tử mới nhất 2020

Theo Điểm a.2, Khoản 1, Điều 3, Thông tư 68/2019/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định về ký hiệu mẫu số hóa đơn như sau:

  • Số 1: Đây là ký hiệu mẫu số hóa đơn dùng để phản ánh loại Hóa đơn giá trị gia tăng.
  • Số 2: Đây là ký hiệu mẫu số hóa đơn dùng để phản ánh loại Hóa đơn bán hàng.
  • Số 3: Đây là ký hiệu mẫu số hóa đơn dùng để phản ánh loại Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử.
  • Số 4: Đây là ký hiệu mẫu số hóa đơn dùng để phản ánh các loại hóa đơn khác là tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung của hóa đơn điện tử theo đúng quy định của Bộ Tài chính.

Xem thêm:

  1. Cách tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử trực tuyến
  2. Hóa đơn giá trị gia tăng ghi sai địa chỉ xử lý thế nào?
  3. Mức xử phạt khi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp
  4. Hợp lý hóa chi phí hóa đơn trên 20 triệu không chuyển khoản
  5. Mất hóa đơn đầu vào liên 2 thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Cũng trong Khoản 1, Điều 3 của Thông tư 68/2019/TT-BTC, Điểm a.3 đã quy định ký hiệu hóa đơn phải là nhóm 6 ký tự gồm cả chữ viết và chữ số, được thể hiện nhằm phản ánh các thông tin về loại hóa đơn điện tử có mã hoặc hóa đơn điện tử không mã của cơ quan thuế, phản ánh về năm lập hóa đơn, loại hóa đơn điện tử được sử dụng. Cụ thể:

  • Ký tự đầu tiên là một chữ cái được quy định là C hoặc K. Trong đó: C thể hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, K thể hiện hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.
  • Hai ký tự tiếp theo là hai chữ số Ả rập thể hiện năm lập hóa đơn điện tử được xác định theo 2 chữ số cuối của năm dương lịch. Ví dụ: Năm lập hóa đơn điện tử là năm 2019 thì thể hiện là số 19; năm lập hóa đơn điện tử là năm 2022 thì thể hiện là số 22.
  • Một ký tự tiếp theo là chữ cái được quy định là T hoặc D hoặc L hoặc M thể hiện loại hóa đơn điện tử được sử dụng. Trong đó:
  1. T là ký hiệu áp dụng đối với hóa đơn điện tử do các doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng với cơ quan thuế.
  2. D là ký hiệu áp dụng đối với hóa đơn điện tử đặc thù không nhất thiết phải có một số tiêu thức do các doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng.
  3. L là ký hiệu áp dụng đối với hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh.
  4. M là ký hiệu áp dụng đối với hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền.
  5. Hai ký tự cuối là chữ viết do người bán tự xác định căn cứ theo nhu cầu quản lý, trường hợp không có nhu cầu quản lý thì để là YY.

Lưu ý rằng, tại bản thể hiện hóa đơn điện tử, ký hiệu hóa đơn và ký hiệu mẫu số hóa đơn được thể hiện ở phía trên bên phải của hóa đơn (hoặc ở vị trí dễ nhận biết).

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp số hóa đơn là gì và các quy định về mẫu số và ký hiệu hóa đơn điện tử mới nhất hiện nay. Mọi thắc mắc số hóa đơn hay muốn được tư vấn về dịch vụ hóa đơn điện tử quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ ngay Hotline 0965900818 – 0947760868 của Kế Toán MVB. Xin cám ơn

Bình chọn

Xếp hạng 0 / 5. Tổng số bình chọn 0

Trả lời