Hướng dẫn rút vốn khỏi công ty cổ phần

Trong quá trình hoạt động, có rất nhiều lý do để cổ đông trong công ty cổ phần muốn rút vốn khỏi Công ty. Vậy thủ tục rút vốn khỏi Công ty cổ phần được thực hiện như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài chia sẻ dưới đây của KetoanMVB

Cổ đông có được được rút vốn khỏi Công ty cổ phần không?

  • Tại khoản 2 ĐIều 119 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về nghĩa vụ của cổ đông Công ty cổ phần: “Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra”.

Như vậy, cổ đông không được rút vốn đã góp khỏi Công ty cổ phần, trừ khi chuyển nhượng lại cho Công ty hoặc người khác.

  • Đối với cổ đông sáng lập, có một hạn chế trong chuyển nhượng cổ phần phổ thông, đó là: “Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.” – Theo khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020.

Thủ tục rút vốn khỏi công ty cổ phần

Hướng dẫn rút vốn khỏi công ty cổ phần
Hướng dẫn rút vốn khỏi công ty cổ phần

Rút vốn theo hình thức chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác

  • Cổ đông chuyển nhượng và tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng ký kết Hợp đồng chuyển nhượng và Biên bản thanh lý hợp đồng;
  • Thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông theo quy định;

Rút vốn theo hình thức Công ty mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông.

  • Cổ đông biểu quyết không thông qua nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền và nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ Công ty có quyền yêu cầu Công ty mua lại cổ phần;
  • Hình thức và thời hạn thực hiện yêu cầu: Yêu cầu công ty mua lại cổ phần phải được lập thành văn bản và gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thông qua nghị quyết;
  • Công ty phải thực hiện mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cổ đông;
  • Cổ phần được công ty mua lại được coi là cổ phần chưa bán, và công ty phải đăng ký giảm vốn điều lệ tương ứng với số cổ phần mua lại trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành thanh toán.

Điều kiện để công ty mua lại cổ phần của cổ đông: Công ty chỉ thanh toán cổ phần mua lại cho cổ đông nếu sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, Công ty vẫn đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác.

Tính giá trị cổ phần khi rút vốn

Giá trị cổ phần mà công ty mua lại được tính theo giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc được quy định tại điều lệ công ty.

Giá trị chuyển nhượng cổ phần giữa các bên trong Hợp đồng chuyển nhượng do các bên tự thoả thuận, ngang giá hoặc không ngang giá.

Bình chọn

Xếp hạng 0 / 5. Tổng số bình chọn 0