Phân biệt kế toán thuế và kế toán nội bộ

Hoạt động kế toán là một hoạt động yêu cầu nghiệp vụ chuyên môn cao, phục vụ cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Trong bài viết hôm nay cùng Ketoanmvb phân biệt giữa 02 vị trí – tương ứng 02 công việc với nội dung thực hiện nghiệp vụ có sự khác biệt nhất định là kế toán thuế và kế toán nội bộ.

Tên gọi của 2 hoạt động này cũng phản ánh đặc trưng riêng của mỗi hoạt động, để phân biệt kế toán thuế và kế toán nội bộ ta cần thực hiện so sánh trên các tiêu chí sau:

Điểm giống nhau giữa kế toán thuế và kế toán nội bộ

Đều là hoạt động nghiệp vụ kế toán, phản ánh các giao dịch kinh tế phát sinh trong nghiệp, cho đối tượng có một bức tranh tổng thể về tình hình tài chính, hoạt động của doanh ngiệp với các mục đích cụ thể khác nhau

Phân biệt kế toán thuế và kế toán nội bộ
Phân biệt kế toán thuế và kế toán nội bộ

Điểm khác nhau giữa kế toán thuế và kế toán nội bộ

Về đối tượng phục vụ:

Kế toán thuế: là các hoạt động kế toán nhằm mục đích cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về thuế. Để xem xét, đánh giá các hoạt động kê khai, thực hiện các nghĩa vụ về tài chính của doanh nghiệp đối với cơ quan nhà nước quản lý thuế. Chi tiết là các khoản hạch toán chi phí đầu ra, đầu vào của doanh nghiệp có đúng quy định pháp luật không, các mức thuế đóng có đảm bảo tuân thủ quy định…..

Kế toán nội bộ: là các hoạt động kế toán nhằm phục vụ cho các đối tượng chủ yếu là chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư nhằm mục đích xem xét kỹ lưỡng hoạt động tiền ra vào, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh doanh, Việc sử dụng vốn có hiệu quả không…. để chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư có ra quyết định thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án trong tương hay hoặc quyết định đầu tư vào công ty này hay không….

Về trách nhiệm, kết quả cần đạt được của 02 vị trị, nghiệp vụ này:

Kế toán thuế yêu cầu sự chính sách về cả thông tin và số liệu rất chính xác, các hạch toán đảm bảo đúng quy định pháp luật. Trong trường hợp có sai sót thì hậu quả pháp lý nhiều và phải tiến hành khắc phục, chịu mức phạt theo đúng quy định của pháp luật.

Kế toán nội bộ: do đối tượng tiếp nhận thông tin là chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, do vậy trong trường hợp có sự sai sót thì kế toán viên không phải chịu trách nhiệm pháp lý nhiều. Mà cần tiến hành sửa đổi, bổ sung và báo cáo lại. Có trách nhiệm quản lý, giám sát và kiểm soát các hoạt động kế toán trong doanh nghiệp để đảm bảo các kết luận, các chỉ số có được từ báo cáo sẽ giúp cho đối tượng tiếp nhận thông tin có thể ra quyết định kịp thời và đúng đắn.

Về phạm vi, nội dung công việc cụ thể:

Kế toán thuế thực hiện các công việc và nghiệp vụ:  

  Tập hợp hóa đơn và chứng từ phát sinh để theo dõi, hạch toán theo từng ngày.

  Cuối tháng lập báo cáo thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thực hiện nộp thuế cho cơ quan nhà nước.

  Mỗi quý, làm báo cáo thuế từng tháng của quý đó và báo cáo thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân, báo cáo sử dụng hóa đơn.

  Cuối năm lập Báo cáo tài chính, báo cáo thuế cho tháng cuối năm của quý IV và báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

Kế toán nội bộ:

      Phát hành, kiểm tra, kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán nội bộ, luân chuyển theo đúng trình tự.

      Hạch toán các chứng từ kế toán nội bộ.

      Lưu trữ toàn bộ chứng từ nội bộ một cách khoa học, hợp lý và an toàn.

      Kiểm soát, phối hợp thực hiện công việc đối với các kế toán nội bộ khác.

      Lập báo cáo hàng tuần, tháng, quý, hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của nhà quản lý.

Trên đây là toàn bộ thông tin về việc phân biệt kế toán thuế và kế toán nội bộ trong doanh nghiệp. Quý khách hàng cần hỗ trợ thêm thông tin vui lòng liên hệ Ketoanmvb:

  • Cơ sở 1: Phòng 106 – Nhà A13 – Đường 800A – Nghĩa Đô – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Cơ sở 2: Số 7, lô D9 – KĐT Geleximco – Đường Lê Trọng Tấn – Hà Đông – Hà Nội
  • Hotline: 0965 900 818
  • Email: ketoanmvb@gmail.com
  • Facebook: https://www.facebook.com/ketoanmvb/

Bình chọn

Xếp hạng 0 / 5. Tổng số bình chọn 0