Những vấn đề liên quan đến việc nộp thuế của NNT

Người nộp thuế (NNT) khi đóng tiền nộp thuế (NT) cần lưu ý đến các vấn đề liên quan như địa điểm, hình thức NT, đồng tiền NT… Cụ thể Kế Toán MVB xin chia sẻ chi tiết dưới đây:

Địa điểm và hình thức nộp thuế

Những vấn đề liên quan đến việc nộp thuế của NNT

Điều 26 Nghị định 83/2013/NĐ-CP quy định như sau:

Người NT thực hiện nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt vào ngân sách nhà nước tại: (1) Thông qua tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật; (2) Tại Kho bạc Nhà nước; (3) Tại cơ quan quản lý thuế; (4) Thông qua tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế.

– Căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, NNT thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

– Đối với những doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật thì căn cứ vào báo cáo tài chính quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý.

– Đối với những doanh nghiệp không phải lập báo cáo tài chính quý thì doanh nghiệp căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp của năm trước và dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh trong năm để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý.

– Trường hợp tổng số bốn lần tạm nộp thấp hơn từ 20% trở lên so với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán thì doanh nghiệp phải nộp lãi chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số tạm nộp với số quyết toán tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn NT quý bốn của doanh nghiệp đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.

Cơ quan quản lý thuế mở tài khoản chuyên thu tại tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng để tập trung các nguồn thu về thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác của người NT (khoản thu ngân sách), trừ trường hợp NNT nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước. Cuối ngày làm việc, tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của NNT ở tài khoản chuyên thu tại tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng phải chuyển nộp ngân sách nhà nước.

Xem thêm:

Quy định về thanh tra thuế theo Luật quản lý thuế 2019

Tăng mức phạt vi phạm hành chính về thủ tục thuế

Trường hợp nào được áp thuế suất 0% khi tính thuế GTGT

Thời hạn tuân thủ thuế năm 2022

Tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật, Kho bạc Nhà nước, cơ quan quản lý thuế, tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế (cơ quan, tổ chức thu tiền thuế) có trách nhiệm bố trí địa điểm, phương tiện, công chức, nhân viên thu tiền thuế bảo đảm thuận lợi cho NNT nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt kịp thời vào ngân sách nhà nước.

Lưu ý:

  • Cơ quan, tổ chức khi nhận tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt hoặc khấu trừ tiền thuế phải cấp cho NNT chứng từ thu tiền thuế.
  • Trường hợp thu thuế bằng tiền mặt tại vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng đi lại khó khăn, thời hạn chuyển tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt vào ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính quy định.
  • Trường hợp cơ quan, tổ chức thu tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của NNT nhưng không chuyển số tiền đã thu vào ngân sách nhà nước theo quy định thì phải nộp tiền chậm nộp kể từ thời điểm hết hạn chuyển tiền vào ngân sách nhà nước đến trước ngày số tiền thuế đó được chuyển vào ngân sách nhà nước.

Đồng tiền nộp thuế và xác định doanh thu, chi phí, giá tính thuế và các khoản thuế nộp ngân sách nhà nước

– NNT thực hiện NT và các khoản nộp ngân sách nhà nước bằng đồng Việt Nam, trừ trường hợp được NT bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp phát sinh doanh thu, chi phí, giá tính thuế bằng ngoại tệ hoặc NNT có nghĩa vụ phải nộp bằng ngoại tệ nhưng được NT bằng đồng Việt Nam theo quy định của pháp luật thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế. 

– Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tỷ giá tính thuế được quy định như sau: 

  • Tổng cục Hải quan phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam để cập nhật tỷ giá ngoại tệ mua vào theo hình thức chuyển khoản của Hội sở chính tại thời điểm cuối ngày của ngày thứ năm hoặc tỷ giá cuối ngày của ngày làm việc liền kề trước ngày thứ năm trong trường hợp ngày thứ năm là ngày lễ, ngày nghỉ; công bố tỷ giá này trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan và cập nhật vào Hệ thống dữ liệu hải quan điện tử để áp dụng xác định tỷ giá tính thuế cho các tờ khai hải quan đăng ký trong tuần sau liền kề;
  • Đối với các ngoại tệ không được Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố, Tổng cục Hải quan cập nhật tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố được đưa tin mới nhất trên trang điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan và cập nhật vào Hệ thống dữ liệu hải quan điện tử để áp dụng xác định tỷ giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Xác định ngày đã NT

– Đối với việc NT bằng tiền mặt, chuyển khoản cho cơ quan, tổ chức thu tiền thuế: Ngày nộp tiền thuế là ngày cơ quan, tổ chức thu tiền thuế xác nhận trên chứng từ NNT đã NT.

– Đối với hình thức NT qua hình thức giao dịch điện tử: Ngày nộp tiền thuế là ngày NNT thực hiện giao dịch trích tài khoản của mình tại ngân hàng để NT và được hệ thống thanh toán của ngân hàng phục vụ NNT (CoreBanking) xác nhận giao dịch NT đã thành công.

Trên đây là nội dung bài viết Những vấn đề liên quan đến việc nộp thuế của người nộp thuế. Nếu có vướng mắc trong quá trình giải quyết hãy liên hệ ngay với Dịch vụ kế toán tại Hà Nội để được tư vấn nhanh nhất.

Bình chọn

Xếp hạng 0 / 5. Tổng số bình chọn 0

Trả lời