Nội dung chính
Bạn đã biết cách lập một mẫu đối chiếu công nợ đúng chuẩn chưa? Dưới đây Dịch vụ kế toán tại Hà Nội xin hướng dẫn chi tiết cho bạn các lập một mẫu biên bản đối chiếu công nợ cơ bản mà bạn có thể áp dụng cho doanh nghiệp của mình.
Mẫu biên bản đối chiếu công nợ là gì?
Mẫu đối chiếu công nợ là mẫu biên bản lập ra nhằm ghi chép lại việc đối chiếu công nợ cho doanh nghiệp vủa mình với các doanh nghiệp khác phát sinh trong kì, giúp cho doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và nhắc công nợ cho đối tác. Mẫu đối chiếu công nợ nhằm xác nhận tình hình thanh toán và số dư công nợ của hai bên. Mẫu đối chiếu công nợ cần ghi đầy đủ và rõ ràng các nội dung về thông tin của hai bên chủ thể liên quan, thông tin về giao dịch mua bán, chi tiết sản phẩm, số dư nợ phát sinh trong kì,… để hai bên đối chiếu lại trước khi xác nhận thanh toán.
Khi nào cần lập mẫu biên bản đối chiếu công nợ
Thường mẫu đối chiếu công nợ thường được lập theo nhu cầu hoặc định kì tháng, năm theo thỏa thuận của hai bên đã thống nhất từ trước về lịch thanh toán của bên mua cho bên cung cấp sản phẩm dịch vụ.
Mẫu đối chiếu công nợ được lập nhằm lằm căn cứ kiểm tra tình hình thanh toán của hai bên đặc biệt với các hóa đơn giá trị gia tăng trên 20 triệu đồng để khai báo với cơ quan thuế.
Trường hợp khi hết hiệu lực hợp đồng mà hai bên chưa thanh toán hết công nợ với nhau thì cần lập mẫu đối chiếu công nợ.
Các lưu ý khi lập mẫu biên bản đối chiếu công nợ
Khi lập mẫu đối chiếu công nợ bạn cần lưu ý các nội dung sau:
Thứ nhất, mẫu đối chiếu công nợ không phải là một phần của giấy vay nợ hay phụ lục hợp đồng kinh tế song vẫn có giá trị pháp lý tương đương.
Thứ hai, vì là giấy tờ liên quan đến tiền và có giá trị pháp lý về các nghĩa vụ của các bên. Do đó, khi điền mẫu đối chiếu công nợ cần ghi chi tiết, chính xác, rõ ràng, đầy đủ tất cả các thông tin cần thiết.
Thứ ba, nên thỏa thuận thời gian thanh toán, lãi phát sinh trả chậm, phương án giải quyết khi lập mẫu
Thứ tư, để mẫu đối chiếu công nợ có giá trị pháp lý cần có chữ kí và đóng dấu dầy đủ đối với doanh nghiệp; chữ kí đối với cá nhân hoặc phương án điểm chỉ.
Hướng dẫn cách lập mẫu đối chiếu công nợ cơ bản
Có nhiều kiểu lập mẫu đối chiếu công nợ như lập bằng hệ thống hỗ trợ kế toán Misa, lập bằng Excel hay lập trực tiếp đơn giản nhất bằng word.
Dưới đây Kế Toán MVB xin hướng dẫn bạn cách lập mẫu đối chiếu công nợ cơ bản và đơn giản nhất bằng file word.
Nội dung thông tin trên cùng mẫu đối chiếu công nợ
Góc bên trái trên cùng văn bản bạn cần điền tên công ty hoặc doanh nghiệp của mình theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và số phát hành văn bản.
Góc bên phải trên cùng văn bản là tiêu đề quốc ngữ, bên dưới là địa điểm thời gian lập mẫu
Tên văn bản được viết chính giữa lớn bên dưới 2 mục trên
Tiếp theo đến các nội dung cơ sở căn cứ lập mẫu đối chiếu công nợ. Tại đây bạn ghi rõ tên hợp đồng mua bán/ biên bản giao nhận/ thỏa thuận, số và ngày kí văn bản làm căn cứ.
Nội dung chính của mẫu đối chiếu công nợ
Bạn cần nêu lại lần nữa thời gian địa điểm và thông tin của các bên chủ thể liên quan đến việc đối chiếu công nợ (tên công ty, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại công ty, Đại diện (thường là đại diện pháp luật của công ty), Chức vụ của người đại diện)
Bên dưới là nội dung về việc thống nhất giữa hai bên về vấn đề dối chiếu công nợ từ ngày …. Đến ngày …, sau đó nêu cụ thể nội dung cần đối chiếu
Nội dung đối chiếu có 3 phần chính
– Phần 1: thông báo công nợ tổng quát bằng việc diễn giải qua thông số kế toán: số dư đầu kì, số phát sinh tăng và giảm trong kì, số dư cuối kì. (Lưu ý: nhớ viết thêm dòng số tiền dư cuối kì bằng chữ bên dưới)
Phần 2: đi vào giải thích chi tiết công nợ thông qua việc nêu rõ thông tin số hóa đơn, kí hiệu hóa đơn, do công ty của bên nào phát hành, xuất vào ngày nào với số tiền bao nhiêu, trong tình trạng đã thanh toán hay chưa?
Phần 3: Kết luận lại các vấn đề bên trên bằng cách chốt thời gian làm dối chiếu, tên công ty bên nợ cần thanh toán cho tên công ty bên bán số tiền là bao nhiêu tiền (nhớ ghi số tiền bằng chữ bên cạnh).
Nội dung sau cùng của mẫu đối chiếu công nợ
Tiếp đến là về hình thức mẫu: bạn cần nêu rõ mẫu lập bao nhiêu bản bằng ngôn ngữ gì. Mỗi bên giữ bao nhiêu bản, các bản này cần có giá trị pháp lý như nhau và làm cơ sở cho việc thanh toán sau này.
Cuối cùng, đại diện 2 bên cần kí tên đóng dấu đầy đủ thì biên bản mới có hiệu lực
Các mẫu đối chiếu công nợ thường dùng
Mẫu đối chiếu công nợ số 1
CÔNG TY ……………………Số:……….. |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc |
……….., ngày….. tháng……năm……
BIÊN BẢN ĐỐI CHIẾU CÔNG NỢ
– Căn cứ vào biên bản giao nhận hàng hóa.
– Căn cứ vào thoả thuận giữa hai bên.
Hôm nay, ngày… tháng….năm …. tại ……………… , chúng tôi gồm có:
Bên A (Bên mua): CÔNG TY ………………
Địa chỉ:…………………………………
Điện thoại:………………………………
Đại diện:…………………………………
Chức vụ: …………………………………
Bên B (Bên bán): CÔNG TY ……………….
Địa chỉ:…………………………………
Điện thoại:…………………………………
Đại diện:…………………………………
Chức vụ: …………………………………
Cùng nhau đối chiếu công nợ từ ngày ………..đến ngày ………….. cụ thể như sau:
1. Đối chiếu công nợ
STT | Diễn giải | Số tiền |
1 | Số dư đầu kỳ | 0 |
2 | Số phát sinh tăng trong kỳ | 100.000.000 |
3 | Số phát sinh giảm trong kỳ | 50.000.000 |
4 | Số dư cuối kỳ | 50.000.000 |
(Bằng chữ: Năm mươi triệu đồng chẵn).
- Công nợ chi tiết.- Hóa đơn GTGT số ………… ký ……. do Công ty………………. Xuất ngày……., Số tiền: 25.000.000 (Chưa thanh toán)
– Hóa đơn GTGT số ………… ký ……. do Công ty………………. Xuất ngày……., Số tiền: 25.000.000 (Chưa thanh toán).3. Kết luận: Tính đến hết ngày ………… Công ty………………. (bên A ) còn phải thanh toán cho Công ty …………………… (bên B) số tiền là: 50.000.000 (Năm mươi triệu đồng chẵn)– Biên bản này được lập thành 02 bản có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ 01 bản làm cơ sở cho việc thanh toán sau này giữa hai bên.
ĐẠI DIỆN BÊN A |
ĐẠI DIỆN BÊN B |
Tải mẫu đối chiếu công nợ số 1
Mẫu đối chiếu công nợ số 2
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN ĐỐI CHIẾU CÔNG NỢ
- Căn cứ hợp đồng Hợp tác kinh doanh số ……………………
- Căn cứ vào Bảng đối soát công nợ tháng ……………………….
- Căn cứ vào Bảng đối soát hồ sơ tháng …………………………….
Hôm nay, ngày ………. tháng ………. năm …………. chủng tôi gồm có:
BÊN A: CÔNG TY ……………………………………………………………….
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………….
Bà: ………………………. Chức vụ: ………………………
BÊN B: CÔNG TY …………………………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………….
Và Bà: ………………… Chức vụ: ……………………….
Hai bên cùng đối chiếu công nợ theo kỳ đối soát tháng 10/2020, số liệu chi tiết như sau :
STT | Nội dung | Số Tiền | Ghi chú |
I/ | Số tiền bên B phải thanh toán thảng trước | ||
II/ | Bên B phải trả cho bên A tiền phát triển khách hàng Tháng 10/2020 | ||
III/ | Số tiền bên B đã đặt cọc thiết bị cho bên A | ||
IV/ | Số tiền đặt cọc thiết bị được trù trong tháng | ||
V/ | Số tiền tạm giữ về hồ sơ thiếu 50.000/bộ hồ sơ thiếu | ||
VI/ | Trả lại số tiền hồ sơ tạm giữ | ||
VII/ | Số tiền bên B đã thanh toán | ||
VIII/ | Số tiền bên B phải thanh toán cho bên A là (I+II-IV+V-VI-VII) |
Như vậy, Công ty………………. (bên B) còn phải thanh toán cho Công ty …………………… (bên A) số tiền là: ……………………. (………………………..) trước ngày …………………………… qua số tài khoản ………………… chủ tài khoản ………… tại …………………
Biên bản này là căn cứ đế hai bên đối chiếu công nợ, thanh toán công nợ và được lập thành 02 bản, bên A giữ 01 bản, bên B giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau.
Đại diện Bên A (Kí và ghi rõ họ tên) |
Đại diện Bên B (Kí và ghi rõ họ tên) |
Tải mẫu đối chiếu công nợ số 2
Mẫu đối chiếu công nợ số 3
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN ĐỐI CHIẾU CÔNG NỢ
- Căn cứ hợp đồng Hợp tác kinh doanh số ……………………
- Căn cứ vào Bảng đối soát công nợ tháng ……………………….
- Căn cứ vào Bảng đối soát hồ sơ tháng …………………………….
Hôm nay, ngày ………. tháng ………. năm …………. chủng tôi gồm có:
BÊN A: CÔNG TY ……………………………………………………………….
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………….
Bà: ………………………. Chức vụ: ………………………
BÊN B: CÔNG TY …………………………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………….
Và Bà: ………………… Chức vụ: ……………………….
Hai bên cùng đối chiếu công nợ theo kỳ đối soát tháng 10/2020, số liệu chi tiết như sau :
I. DƯ ĐẦU KỲ : | 31-01-19 | ||
1.Dự nợ | VND | ||
2.Dư có | VND | ||
II.PHÁT SINH NỢ TRONG KỲ : | VND | ||
Trong đó | -Tiền hàng | VND | |
-Tiền VAT | VND | ||
-Tiền mặt | VND | ||
-Chuyển khoản | VND | ||
III.PHÁT SINH CÓ TRONG KỲ | VND | ||
Trong đó | -Tiền hàng | VND | |
-Tiền VAT | VND | ||
-Tiền mặt | VND | ||
-Chuyển khoản | VND | ||
IV. DƯ CUỐI KỲ : | 31-12-19 | ||
1.Dự nợ | VND | ||
2.Dư có | VND |
Như vậy, Công ty………………. (bên B) còn phải thanh toán cho Công ty …………………… (bên A) số tiền là: ……………………. (………………………..) trước ngày …………………………… qua số tài khoản ………………… chủ tài khoản ………… tại …………………
Biên bản này là căn cứ đế hai bên đối chiếu công nợ, thanh toán công nợ và được lập thành 02 bản, bên A giữ 01 bản, bên B giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau.
Đại diện Bên A (Kí và ghi rõ họ tên) |
Đại diện Bên B (Kí và ghi rõ họ tên) |
Tải mẫu đối chiếu công nợ số 3
Như vậy qua bài viết trên chúng ta đã tìm hiểu xong cách lập và các lưu ý khi lập mẫu biên bản đối chiếu công nợ rồi. Chúc các bạn sẽ có thể lập cho doanh nghiệp của mình một mẫu đối chiếu công nợ chuẩn, đúng và đảm bảo được tính pháp lý của mẫu.