Hướng dẫn kê khai bổ sung điều chỉnh thuế GTGT [2024]

Kê khai bổ sung thuế GTGT là việc doanh nghiệp tự nguyện hoặc bắt buộc phải điều chỉnh lại các thông tin đã khai báo trong tờ khai thuế GTGT trước đó, nhằm đảm bảo tính chính xác và hợp pháp của số liệu kê khai.

Khi nào cần kê khai bổ sung thuế GTGT?

  • Phát hiện sai sót: Doanh nghiệp phát hiện ra sai sót trong quá trình kê khai như sai số liệu, sai mã hàng hóa, sai tỷ lệ thuế,…
  • Thay đổi hóa đơn: Có sự thay đổi về giá trị, số lượng hàng hóa, dịch vụ đã ghi nhận trong hóa đơn.
  • Điều chỉnh chính sách kế toán: Doanh nghiệp thay đổi chính sách kế toán ảnh hưởng đến việc tính toán thuế GTGT.
  • Yêu cầu của cơ quan thuế: Cơ quan thuế yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh lại hồ sơ khai thuế.

Nguyên tắc kê khai bổ sung điều chỉnh thuế GTGT

– Nếu phát hiện sai sót trong thời hạn kê khai thuế, người nộp thuế sẽ lập tờ khai mới (tờ khai lần đầu) để nộp cho cơ quan thuế. Khi thực hiện việc kê khai thuế từ lần thứ 2 trở đi, người nộp thuế sẽ thực hiện việc khai bổ sung thuế GTGT.

– Nguyên tắc kê khai thuế bổ sung đó là sai đâu sửa đó:

+ Tờ khai thuế GTGT tháng (quý) sau luôn phải lấy theo số dư cuối kỳ của tờ khai chính thức tháng (quý trước) và thực hiện điều chỉnh.

+ Đối với hóa đơn đầu ra kê khai sót: Nếu phát hiện thiếu sót ở ở kỳ nào thì phải kê khai bổ sung, điều chỉnh tại kỳ tính thuế đó và phải chịu tiền chậm nộp trên số thuế khai thiếu (nếu có).

+ Đối với hóa đơn đầu vào kê khai sót: Nếu phát hiện thiếu sót trong quá trình kê khai thì vẫn được kê khai bổ sung vào thời điểm nào cũng được, không giới hạn thời gian kê khai, miễn trước khi cơ quan thuế có quyết định thanh kiểm tra.

Hướng dẫn kê khai bổ sung điều chỉnh thuế GTGT [2024]
Hướng dẫn kê khai bổ sung điều chỉnh thuế GTGT [2024]

Các trường hợp kê khai bổ sung thường gặp

  • Khai bổ sung tăng thuế GTGT nộp: Khi doanh nghiệp phát hiện đã kê khai thiếu số thuế GTGT phải nộp.
  • Khai bổ sung giảm thuế GTGT nộp: Khi doanh nghiệp phát hiện đã kê khai thừa số thuế GTGT phải nộp.
  • Khai bổ sung tăng số thuế GTGT được khấu trừ: Khi doanh nghiệp phát hiện đã kê khai thiếu số thuế GTGT được khấu trừ.
  • Khai bổ sung giảm số thuế GTGT được khấu trừ: Khi doanh nghiệp phát hiện đã kê khai thừa số thuế GTGT được khấu trừ.

Cách kê khai bổ sung tờ khai thuế GTGT theo Thông tư 80/2021/TT-BTC mới nhất

– Bước 1: Mở tờ khai thuế có sai sót. Làm sai tờ khai thuế nào thì vào mục loại Thuế đó để chọn

– Bước 2: Chọn kỳ đã kê khai sai. Tờ khai đó bị sai ở kỳ nào thì chọn đúng kỳ bị sai đó.

– Bước 3: Chọn trạng thái tờ khai. Chọn trạng thái Tờ khai lần đầu nếu Doanh nghiệp đã nhận được thông báo chấp nhận hồ sơ khai thuế đối với Tờ khai thuế “Lần đầu” mà muốn nộp lại tờ khai của kỳ tính thuế đó.

– Bước 4: Chọn số lần khai bổ sung

– Bước 5: Kiểm tra lại ngày lập khai bổ sung

– Bước 6: Ấn “Đồng ý” để vào tờ khai 

– Bước 7: Điều chỉnh tờ khai Doanh nghiệp sẽ kê khai bổ sung

  • Doanh nghiệp sẽ kê khai bổ sung điều chỉnh trực tiếp trên Tờ khai điều chỉnh.
  • Nếu là tờ khai bổ sung lần 1 thì lấy dữ liệu của của tờ khai lần đầu, nếu là tờ khai bổ sung lần 2 thì lấy dữ liệu lần bổ sung lần 1, nếu là tờ khai bổ sung lần n thì lấy dữ liệu bổ sung n-1.

– Bước 8: Nhập mã giao dịch điện tử Tại tad “01-KHBS”

– Bươc 9: Bấm “Tổng hợp KHBS”

– Bước 10: Xác định kết quả của việc kê khai điều chỉnh bổ sung

– Bước 11: Ghi lý do điều chỉnh

– Bước 12: Ấn “Ghi” để kiểm tra thông tin

– Bước 13: Kết xuất XML và gửi tờ khai bổ sung qua mạng

Thời hạn kê khai bổ sung hồ sơ khai thuế GTGT

Theo Điều 47 của Luật Quản Lý Thuế số 38/2019/QH14, có ba quy định cụ thể về thời hạn kê khai bổ sung thuế giá trị gia tăng (GTGT) như sau:

– Doanh nghiệp có thể tiến hành kê khai bổ sung thuế GTGT trong vòng 10 năm kể từ thời điểm hạn cuối nộp bản kê khai thuế, miễn là điều này được thực hiện trước khi cơ quan thuế ra quyết định thanh tra hoặc kiểm tra doanh nghiệp.

– Trong trường hợp cơ quan thuế đã ra quyết định thanh tra hoặc kiểm tra, doanh nghiệp vẫn có thể kê khai bổ sung thuế GTGT, tuy nhiên, họ sẽ phải chịu các biện pháp xử phạt hành chính theo quy định tại điều 142 và 143 của Luật Quản lý Thuế.

– Sau khi cơ quan thuế hoàn thành việc thanh tra, kiểm tra và đưa ra quyết định xử lý về thuế, doanh nghiệp có thể điều chỉnh bản kê khai thuế GTGT của mình. Tuy nhiên, tùy vào kết quả của việc điều chỉnh mà có thể xảy ra hai tình huống:

  • Nếu việc điều chỉnh làm giảm số thuế phải nộp, tăng số thuế GTGT được khấu trừ, hoặc tăng số thuế GTGT được hoàn, thì việc này sẽ được xử lý theo quy định về giải quyết khiếu nại thuế.
  • Nếu việc kê khai bổ sung làm tăng số thuế phải nộp hoặc giảm số thuế được hoàn, doanh nghiệp sẽ bị áp dụng các biện pháp xử phạt theo điều 142 và 143 của Luật Quản lý Thuế.

Tại sao cần kê khai bổ sung chính xác?

  • Đảm bảo tính chính xác của số liệu: Giúp doanh nghiệp có số liệu kế toán và thuế chính xác, phục vụ cho công tác quản lý kinh doanh.
  • Tránh rủi ro bị phạt: Nếu không kê khai bổ sung hoặc kê khai sai, doanh nghiệp có thể bị cơ quan thuế xử phạt.
  • Tạo lập uy tín: Việc kê khai bổ sung đúng quy định thể hiện tính minh bạch và trách nhiệm của doanh nghiệp.

Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ Ketoanmvb:

  • Cơ sở 1: Phòng 106 – Nhà A13 – Đường 800A – Nghĩa Đô – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Cơ sở 2: Số 7, lô D9 – KĐT Geleximco – Đường Lê Trọng Tấn – Hà Đông – Hà Nội
  • Hotline: 0965 900 818
  • Email: ketoanmvb@gmail.com
  • Facebook: https://www.facebook.com/ketoanmvb/

Trả lời