Nội dung chính
Các giấy tờ, tài liệu được cấp tại nước ngoài không được sử dụng và có tính hợp pháp tại Việt Nam. Do đó, để các giấy tờ, tài liệu đó được công nhận sử dụng tại Việt Nam, bạn cần thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan có thẩm quyền các loại giấy tờ tài liệu đó. Vậy hợp pháp hóa lãnh sự là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về hợp pháp hóa lãnh sự là gì qua bài viết dưới dây nhé.
Hợp pháp hóa lãnh sự là gì? Khi nào cần hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam?
Khái niệm hợp pháp hóa lãnh sự là gì?
Để trả lời cho câu hỏi hợp pháp hóa lãnh sự là gì chúng tai cùng tìm hiểu tại Khoản 2, Điều 2, Nghị định Chính phủ số 111/2011/NĐ-CP quy định khái niệm về hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ kí, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.
Như vậy, việc hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam chỉ chứng thực con dẫu, chữ kí và chức danh trên các giấy tờ, tài liệu mà người dân cần hợp pháp hóa lãnh sự chứ không bao gồm việc chứng thực về nội dung và hình thức trên giấy tờ tài liệu đó.
Trường hợp cần hợp pháp hóa lãnh sự là gì?
Như khái niệm trên như vậy khi bạn có các giấy tờ, tài liệu được cấp tại nước ngoài mà muốn được hợp pháp và có giá trị pháp luật tại Việt Nam thì cần phải làm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại các cơ quan nhà nước có thầm quyền.
Ví dụ: Cô dâu Việt Nam lấy chồng Nước ngoài (Nhật Bản) tại Việt Nam. Sau đó chuyển sang Nhật Bản sinh sống và làm việc. Sau 2 năm thì họ ly hôn, vậy họ có giấy tờ ly hôn của tòa án tại Nhật Bản cấp. Khi người này về lại Việt Nam và muốn tái giá thì phải hợp pháp hóa lãnh sự giấy chứng nhận ly hôn được cấp tại Nhật Bản để có thể xác nhận độc thân và đăng kí kết hôn mới tại Việt Nam.
Một số loại giấy tờ, tài liệu không được hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam
Theo pháp luật Việt Nam quy định thì không phải loại giấy tờ, tài liệu nào mang đi hợp pháp hóa lãnh sự đều được xét duyệt. Dưới đây các các loại giấy tờ, tài liệu không được hợp pháp hóa lãng sự tại Việt Nam:
– Các giấy tờ, tại liệu bị sửa nội dung hoặc tẩy xóa, nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.
– Các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ làm thủ tục hợp pháo hóa lãnh sự có các chi tiết mâu thuẫn với nhau.
– Các giấy tờ, tài liệu giả mạo hoặc được chứng nhận sai thẩm quyền.
– Các giấy tờ, tài liệu mà chữ kí và con dấu trên tài liệu không phải chữ kí và con dấu gốc.
– Các giấy tờ, tài liệu có nội dung ảnh hưởng hoặc xâm phạm đến lợi ích của Nhà Nước Việt Nam.
Một số giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo pháp luật Việt Nam
Theo quy định của pháp luật Việt Nam sẽ có các trường hợp giấy tờ, tài liệu được miễn giảm hợp pháp hóa lãnh sự, chi tiết như sau:
– Các giấy tờ, tài liệu được quy định theo điều ước quốc tế trong đó Việt Nam và các nước liên quan là thành viên hoặc được áp dụng theo nguyên tắc có đi có lại giữa các nước với nhau.
– Các giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp hoặc chuyển giao qua đường ngoại giao giữa các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam với các cơ quan có thẩm quyền của các nước khác và ngược lại.
– Các giấy tờ, tài liệu được quy định về miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo pháp luật Việt Nam.
– Các giấy tờ, tài liệu mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam không có yêu cầu phải làm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
Các thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự là gì?
Để biết được chi tiết thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự là gì, chúng ta cùng tìm hiểu các bước sau:
Bước 1
Chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự bao gồm:
– 1 tờ khai theo mẫu quy định sẵn của pháp luật Việt Nam ban hành về hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu số LS/HPH-2012/TK
– Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hạn dùng của người nộp bản photo không cần chứng thực (lưu ý: xuất trình bản gốc nếu nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền)
– Giấy tờ, tài liệu được đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự (đã được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài chứng nhận con dấu, chữ ký).
– 1 Bản photo giấy tờ, tài liệu được đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự không cần công chứng. Đối với các giấy tờ như đăng ký kết hôn, học bạ, bằng cấp, chứng nhận ly hôn,… khi đi nộp hồ sơ cần mang theo bản chính để đối chiếu.
– 1 Bản dịch giấy tờ, tài liệu được đề nghị hợp pháo hóa lãnh sự sang tiếng Việt (trường hợp giấy tờ, tại liệu trên được lập ra không bằng thứ tiếng trên)
Bước 2
Đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ nộp trức tiếp hoặc nộp gián tiếp qua đường bưu điện trực tuyến (nếu có)
Bước 3
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định thì cấp phiếu biên nhận đối với nộp trực tiếp trong vòng 1 ngày, đối với tài liệu cần hợp pháp hóa lãnh sự có 11 bản trở lên thời gian giải quyết là 2 ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì sẽ hướng dẫn người nộp hoàn thiện, bổ sung hồ sơ.
Cơ quan có thể làm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự
Để nộp thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự bạn cần đến Cục lãnh sự – Bộ ngoại giao hoặc các cơ quan cấp tỉnh do Bộ ngoại giao ủy quyền tiếp nhận hồ sơ để nộp bộ giấy tờ đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự.
Thời gian xử lý hồ sơ là 01 ngày nếu số lượng tài liệu cần hợp pháp hóa lãnh sự từ 1-10 bản và 02 ngày trở lên nếu số lượng tài liệu cần hợp pháp hóa lãnh sự từ 11 bản trở lên hoặc các tài liệu yêu cầu xác minh khác.
Vậy là chúng ta đã hiểu rõ hợp pháp hóa lãnh sự là gì? Các trường hợp được miễn và không được cấp hợp thức hóa lãnh sự, thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự là gì? theo quy định của pháp luật việt Nam. Hy vọng với thông tin trên kế toán MVB sẽ cung cấp cho các bạn các nội dung cần thiết khi sử dụng văn bản nước ngoài tại Việt Nam.