Hoàn thuế: Quy định và phân loại hồ sơ như thế nào

Các trường hợp được hoàn thuế

Điều 70 Luật quản lý thuế 2019 quy định về các trường hợp hoàn thuế như sau:

– Cơ quan quản lý thuế thực hiện hoàn thuế đối với tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

– Cơ quan thuế hoàn trả tiền nộp thừa đối với trường hợp người nộp thuế có số tiền đã nộp ngân sách nhà nước lớn hơn số phải nộp ngân sách nhà nước.

Phân loại hồ sơ hoàn thuế như thế nào?

Hồ sơ hoàn thuế được phân loại thành hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế và hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước. Cụ thể:

Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế bao gồm:

– Hồ sơ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu của từng trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Trường hợp người nộp thuế có hồ sơ hoàn thuế gửi cơ quan quản lý thuế lần đầu nhưng không thuộc diện được hoàn thuế theo quy định thì lần đề nghị hoàn thuế kế tiếp vẫn xác định là đề nghị hoàn thuế lần đầu;

– Hồ sơ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 02 năm kể từ thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế;

– Hồ sơ của tổ chức giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp nhà nước;

– Hồ sơ hoàn thuế thuộc loại rủi ro về thuế cao theo phân loại quản lý rủi ro trong quản lý thuế;

– Hồ sơ hoàn thuế thuộc trường hợp hoàn thuế trước nhưng hết thời hạn theo thông báo bằng văn bản của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế hoặc có giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế nhưng không chứng minh được số tiền thuế đã khai là đúng;

– Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không thực hiện thanh toán qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật;

– Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra trước hoàn thuế theo quy định của Chính phủ.

Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước: là hồ sơ của người nộp thuế không thuộc trường hợp kiểm tra trước hoàn thuế.

Mục đích khi phân loại hồ sơ hoàn thuế

– Để đảm bảo hài hòa 2 mục tiêu trong quản lý thuế:

  • Giải quyết hoàn thuế nhanh chóng, chính xác.
  • Quản lý chặt chẽ và ngăn ngừa, chống gian lận thuế.

– Đối với những đối tượng rủi ro cao thì thực hiện kiểm tra trước, hoàn thuế sau để phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi gian lận thuế.

– Đối với những đối tượng tuân thủ quy định pháp luật về thuế tốt, ít rủi ro thì hoàn thuế trước, kiểm tra sau để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, góp phần khuyến khích người nộp thuế tuân thủ tốt pháp luật về thuế.

Trên đây là nội dung bài viết Quy định về việc hoàn thuế và phân loại hồ sơ hoàn thuế. Nếu có vướng mắc trong quá trình giải quyết hãy liên hệ ngay với Dịch vụ kế toán tại Hà Nội để được tư vấn nhanh nhất.

Bình chọn

Xếp hạng 0 / 5. Tổng số bình chọn 0

Trả lời