Giấy phép đăng ký kinh doanh là gì?

Ghi chú: Vì tên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khá dài nên thường được mọi người gọi tên là giấy phép kinh doanh (GPKD). Nhưng thật sự, 2 loại giấy phép này là hoàn toàn khác nhau về mặt pháp lý:

    • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: là loại giấy chứng nhận sự ra đời và hoạt động của một doanh nghiệp cụ thể (Có tên công ty, địa chỉ, mã số doanh nghiệp và các thông tin liên quan)
    • Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ được cấp phép riêng, cho phép doanh nghiệp được hoạt động trong một số lĩnh vực cần có sự quản lý của các cơ quan liên quan. Ví dụ: giấy phép kinh doanh rượu, giấy phép bán lẻ thuốc tây, giấy phép karaoke,…

Trong nội dung bài viết giấy phép kinh doanh là gì? Nhằm để cho mọi người có thể hiểu được các đề mục cấu thành nên một giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoàn chỉnh, Kế Toán MVB xin phép được sử dụng từ “giấy phép kinh doanh” thay cho cụm từ “giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp” để có thể tạo nên sự dễ hiểu, gần gũi với tất cả mọi người.

Vậy giấy phép đăng ký kinh doanh bao gồm những thành phần nào?

Mời các bạn tham khảo GPKD của Ketoanmvb – Dịch vụ kế toán tại Hà Nội, cùng với diễn giải bên dưới

Giấy phép đăng ký kinh doanh là gì?

Thể hiện cơ quan đăng ký và cấp giấy phép kinh doanh của công ty

Theo hình ảnh, đơn vị cấp GPKD của Song Kim là phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu bạn đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Đồng Nai thì cơ quan cấp phép sẽ là: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tình Đồng Nai….

Mục số 2 thể hiện loại hình công ty

Hiện tại, có 4 loại hình công ty phổ biến, thường được mọi người đăng ký thành lập. Trong trường hợp cụ thể của Song Kim, công ty này có loại hình là Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.

Mục số 3 thể hiện mã số doanh nghiệp

Mã số doanh nghiệp là 1 dãy số gồm 10 số và 2 số đầu tiên thể hiện nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ví dụ: mã 03xxx: công ty đăng ký kinh doanh tại Tp.Hồ Chí Minh, mã 01xxx: công ty đăng ký kinh doanh tại Hà Nội,…

Mục số 4 thể hiện ngày cấp giấy chứng nhận kinh doanh lần đầu và các lần thay đổi GPKD

Khi cầm trên tay một giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, khi nhìn đến mục số 4 (như hình), bạn sẽ biết được ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu. Nếu trong quá trình hoạt động, công ty có sự thay đổi về nội dung đăng ký kinh doanh, Sở Kế Hoạch Đầu Tư sẽ thêm 1 dòng để thể hiện số lần thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và ngày thay đổi gần nhất.

Mục số 5 thể hiện tên doanh nghiệp

Tại mục tên công ty, tên tiếng Việt là nội dung bắt buộc phải có. 2 nội dung tên công ty bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt là không bắt buộc. Nên có rất nhiều GPKD không thể hiện 2 nội dung này.

Mục số 6, 7, 8 thể hiện địa chỉ trụ sở chính của công ty và các thông tin liên lạc liên quan

Địa chỉ công ty là nơi công ty đặt trụ sở chính. Theo Luật Doanh Nghiệp 2014, doanh nghiệp được tự chủ về nơi đặt địa chỉ trụ sở chính nhưng không được đặt trụ sở tại chung cư dùng đề ở. Ngoài ra, còn có các thông tin như: số điện thoại, số fax, email hay địa chỉ website của doanh nghiệp.

Mục số 9 vốn điều lệ của doanh nghiệp

Doanh nghiệp sẽ tự quyết định về số vốn đăng ký và sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn trên vốn điều lệ (công ty TNHH, Công ty cổ phần, công ty hợp danh). Mục số 9 này sẽ cho bạn biết số vốn mà công ty đang đăng ký.

Mục số 10 thể hiện danh sách thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu của doanh nghiệp

Đối với mỗi loại hình khác nhau, việc thể hiện thông tin tại mục này cũng khác nhau.

  • Đối với công ty TNHH MTV: sẽ thể hiện thông tin chủ sở hữu của công ty
  • Đối với công ty TNHH 2 TV trở lên: sẽ thể hiện thông tin các thành viên góp vốn bao gồm: tên họ, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, phần góp vốn, tỷ lệ % góp vốn
  • Đối với công ty Cổ Phần: sẽ không có mục này

Mục số 11 thể hiện thông tin chi tiết của đại diện pháp luật công ty

Giấy phép đăng ký kinh doanh là gì?

Mục thông tin đại diện pháp luật sẽ thể hiện đầy đủ nội dung của người đại diện pháp luật của của công ty. Bao gồm: tên họ, ngày tháng năm sinh, số và ngày cấp chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và chỗ ở hiện tại của đại diện pháp luật của doanh nghiệp.

Lưu ý: người đại diện pháp luật của doanh nghiệp không bắt buộc phải là chủ sở hữu/thành viên góp vốn/cổ đông của công ty.

Vì sao trên GPKD hiện tại không cập nhật ngành nghề kinh doanh

Vì kể từ ngày Luật Doanh Nghiệp 2014 có hiệu lực thi hành, việc cập nhật ngành nghề kinh doanh lên GPKD đã được lược bỏ. Nếu bạn cần kiểm tra ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, hãy tra cứu chúng thông qua cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.

Trên đây là bài viết giải thích những yếu tố cấu thành nên một GPKD của hoàn chỉnh. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về nội dung trên giấy phép kinh doanh, hãy liên hệ ngay với Kế Toán MVB để được giải đáp.

Bình chọn

Xếp hạng 4 / 5. Tổng số bình chọn 1

Trả lời