Cuối năm tài chính là thời điểm bận rộn nhất của các kế toán, kế toán phải xử lý rất nhiều công việc, khoảnh khắc rất quan trọng và đòi hỏi sự tập trung cao độ và phải hoàn thiện các loại báo cáo. Việc tuân thủ Quy định và Chuẩn mực Kế toán sẽ giúp Quý khách tránh được rủi ro pháp lý, mang đến cái nhìn sâu sắc hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp lãnh đạo đưa ra những quyết định mang tính chiến lược và đúng đắn. Đâu là những công việc kế toán cần làm vào thời điểm chuyển giao năm cũ và chào đón năm mới KetoanMVB sẽ cùng Quý độc giả cùng tổng hợp trong bài viết dưới đây.
17 Công việc kế toán cần thực hiện vào cuối năm tài chính
- Nộp tối thiểu 80% thuế thu nhập doanh nghiệp năm trước đó
- Nếu công nợ có bất kỳ sự chênh lệch nào, kế toán cần tìm ra nguyên nhân, sai sót về hạch toán đến từ người mua hay người, hoặc cả hai bên. Điều này cực kỳ quan trọng vì nếu hạch toán không kịp thời có thể gây nên rủi ro về thuế cho doanh nghiệp
- Kiểm kê tài sản định kỳ. Công tác kiểm kê tài sản được thực hiện theo nguyên tắc kiểm kê từ ngày 31/12 cuối năm. Tuy nhiên, thực tế các doanh nghiệp có thể điều chỉnh theo số liệu thực tế phát sinh trong thời gian kiểm kê cho tới thời điểm kết thúc niên độ.
- Đánh giá và lập dự phòng các khoản công nợ khó đòi theo quy định:
– Các mức gồm có:
+ 100% cho khoản quá hạn từ 3 năm trở lên
+ 70% từ 2 đến dưới 3 năm
+ 50% từ 1 đến dưới 2 năm
+ 30% từ 6 đến dưới 12 tháng
– Hạch toán: nợ (TK 642); có (TK 229)
- Hồ sơ trích lập dự phòng hàng tồn kho
– Kế toán cần lập hồ sơ chặt chẽ theo quy định tiếp đó là xác định đó là hàng tồn kho bị hư hỏng hay là hàng giảm giá trị để trích lập dự phòng. Bảng trích lập phải ghi rõ: tài khoản, tên hàng tồn kho, mã hàng.
– Hạch toán: nợ (TK 632); có (TK 229)
- Giải quyết các chênh lệch giữa số lần kiểm kê và sổ sách kế toán
- Xác nhận số dư ngân hàng, đảm bảo số liệu phải khớp. Có thể sử dụng thư xác nhận hoặc so sánh với sổ phụ ngân hàng.
- Xem xét số dư tiền mặt để đánh giá tính hợp lý của chi phí lãi vay.
- Thực hiện phân bổ khấu hao hàng tháng cho tài khoản 242 nếu áp dụng phương pháp phân bổ hàng tháng.
- Tính giá hàng tồn kho theo tháng/quý/năm tùy theo phương pháp áp dụng nhất quán của doanh nghiệp.
- Nộp tờ khai thuế cho quý IV năm cũ trước ngày 20/01 năm mới nếu là tờ khai hàng tháng hoặc trước ngày 30/01 của năm mới nếu là tờ khai hàng quý.
- Chuyển kết quả kinh doanh vào tài khoản 911 với các bút toán tương ứng.
- Xác định các khoản thu nhập miễn thuế và các khoản giảm trừ thu nhập khác như cổ tức, lãi chia từ lợi nhuận sau thuế.
- Quyết toán thuế TNCN và xác định ai được ủy quyền. Nếu có ủy quyền, cần mẫu ủy quyền. Quyết toán thuế TNCN vào ngày cuối cùng của quý sau kỳ kế toán, thường là ngày 31/03. Đối với công ty có vốn FDI, công ty đại chúng, hoặc công ty niêm yết cần có Báo cáo kiểm toán
- Lập báo cáo tài chính năm. Đối với doanh nghiệp lớn, áp dụng theo Thông tư 200, cần có bảng CĐKT, KQKD, LCTT, Thuyết minh. Đối với doanh nghiệp nhỏ, áp dụng thông tư 133, khi nộp cho cơ quan thuế, không bắt buộc LCTT nhưng cần thêm Bảng CĐ tài khoản.
- Nộp các loại thuế sau khi đã trừ đi các khoản thuế đã nộp trước đó. Hạn nộp thuế cũng là hạn nộp tờ khai.
- Khi thực hiện cam kết 08/CK-TNCN, cần chú ý là ngày ký cam kết tương ứng với ngày thực hiện thanh toán. Ngày ký sẽ phản ánh chính xác thời điểm diễn ra giao dịch tài chính để đảm bảo ngày ghi trên cam kết chính xác và phù hợp với thời gian chi trả thực tế.
Công việc kế toán giai đoạn cuối năm rất nhiều và quan trọng. Để giúp kế toán đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện công việc và đảm bảo tính chính xác và chuyên nghiệp nhất. Quý khách hàng có thể liên hệ Kế Toán MVB để được đồng hành, trao đổi và tư vấn miễn phí:
- Cơ sở 1: Phòng 106 – Nhà A13 – Đường 800A – Nghĩa Đô – Cầu Giấy – Hà Nội
- Cơ sở 2: Số 7, lô D9 – KĐT Geleximco – Đường Lê Trọng Tấn – Hà Đông – Hà Nội
- Hotline: 0965 900 818
- Email: ketoanmvb@gmail.com
- Facebook: https://www.facebook.com/ketoanmvb/