Nội dung chính
Chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng được lập theo thông lệ quốc tế được xem như là cơ sở để các ngành ngân hàng hay hàng không, hàng hải hạch toán doanh thu, tài chính. Nói cách khác những chứng từ này cũng được xem tương tự như hóa đơn của khách hàng sau khi thực hiện thanh toán.
Ngoài ra chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng cũng được dùng trực tiếp cho việc kê khai thuế và được sử dụng rộng rãi, nhanh chóng, tiện lợi hơn đối với các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.
Chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng là gì?
Chứng từ dùng để thu phí dịch vụ ngân hàng chính là các chứng từ thể hiện, ghi nhận các hoạt động tài chính, các khoản thu của ngân hàng đối với khách hàng có sử dụng dịch vụ thanh toán, chính là giá hoặc phí để thực hiện dịch vụ thanh toán chưa có thuế GTGT, đồng thời là căn cứ cho ngân hàng hạch toán doanh thu, dùng trực tiếp cho việc kê khai thuế.
Khái niệm chứng từ được giải thích rõ tại Khoản 4 Điều Nghị định 123/2020/NĐ-CP định nghĩa chứng từ là tài liệu dùng để ghi nhận thông tin về các khoản thuế khấu trừ, các khoản thu thuế, phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật quản lý thuế.
Chứng từ theo quy định tại Nghị định này bao gồm chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, biên lai thuế, phí, lệ phí được thể hiện theo hình thức điện tử hoặc đặt in, tự in. Từ khái niệm trên có thể hiểu chứng từ là một loại giấy tờ của doanh nghiệp,thực hiện nhiệm vụ ghi nhận các thông tin về các khoản giao dịch, được hạch toán và ghi vào sổ kế toán của doanh nghiệp.
Trường hợp nào ngân hàng được phép sử dụng chứng từ thu phí dịch vụ?
Theo Công văn số 12692 TC/TCT ngày 9/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý một số vướng mắc đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, căn cứ tại khoản 3 có ghi nhận trường hợp ngân hàng sử dụng chứng từ thanh toán thu phí dịch vụ ngân hàng in bằng máy tính và đã bổ sung thêm mã số thuế, số tiền dịch vụ, thuế GTGT và tổng số tiền thanh toán, ký hiệu, số chứng từ, chữ ký và đóng dấu theo quy định cũng được coi là hóa đơn GTGT. Các Ngân hàng sử dụng chứng từ theo đúng nội dung quy định nêu trên thì không phải làm thủ tục đăng ký số lượng sử dụng với cơ quan thuế địa phương.
Như vậy, trường hợp các ngân hàng có sử dụng chứng từ thanh toán thu phí dịch vụ ngân hàng in bằng máy vi tính phải đầy đủ các nội dung đúng theo quy định của Bộ Tài Chính thì mới được phép sử dụng chứng từ thu phí dịch vụ do ngân hàng phát hành. Chứng từ được coi là hóa đơn, công nhận chứng từ hợp pháp được xét làm căn cứ kê khai cho khấu trừ thuế. Ví dụ, chứng từ được in từ phần mềm máy tính của ngân hàng theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Nhà nước và phù hợp với quy định chung của các ngân hàng quốc tế, ..
Đối với trường hợp không được lập chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng được quy định tại Điều 7 của Quyết định số 448/2000/QĐ-NHNN do Ngân hàng nhà nước ban hành đối với 2 trường hợp cụ thể. Thứ nhất, trường hợp phí dịch vụ ngân hàng là các khoản thanh toán trực tiếp giữa khách hàng với ngân hàng, nơi mở tài khoản trả nợ, trả lãi, trả phí dịch vụ, trả tiền mua giấy tờ in hoặc phương tiện thanh toán. Thứ hai, trong trường hợp là các khoản vay – trả giữa các tổ chức tín dụng khi tham gia vào thị trường liên Ngân hàng.
Chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng có được xem là hóa đơn không?
Chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng được xem là một loại hóa đơn. Trên thực tế, trước đây các loại chứng từ này không được công nhận là hóa đơn tuy nhiên điều này dẫn tới việc ngân hàng và các ngành hàng không, hàng hải phải lập thêm hóa đơn hoặc mua hóa đơn do Bộ Tài Chính phát hành để thực hiện việc khai thuế gây mất thời gian và gây tốn kém chi phí cho doanh nghiệp.
Đồng thời điều này còn dẫn tới phát sinh một lỗ hổng cho một số doanh nghiệp trục lợi từ việc tự in hóa đơn để khai khống thông tin, ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế và trật tự an ninh xã hội. Do đó, Bộ Tài chính hiện đã công nhận các chứng từ thu phí ngân hàng hay các loại chứng từ thu cước phí dịch vụ quốc tế khác trong vận tải, giao dịch thương mại quốc tế, hàng hóa … được lập ra theo đúng quy chuẩn thông lệ quốc tế được coi là một loại hình hóa đơn.
Điều này giúp tối ưu hóa quy trình và giảm bớt thủ tục hành chính cho các tổ chức tài chính, đồng thời đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong quản lý thuế.
Thời điểm lập chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng (lập hóa đơn) là thời điểm hoàn thành cung cấp dịch vụ và khách hàng đã thanh toán cho ngân hàng, ngoài ra, tùy vào mục đích sử dụng mà thời điểm lập chứng từ còn là thời điểm thu thuế, phí, lệ phí, biên lai giao cho người có thu nhập khấu trừ thuế, người nộp các khoản thuế phí.
Hiện nay, chứng từ sử dụng để thu phí dịch vụ thanh toán của Ngân hàng Nhà nước không chứa các yếu tố liên liên quan đến thuế, tuy nhiên, các chứng từ thu phí dịch vụ thanh toán của các tổ chức tín dụng đều phải tuân theo quy định hiện hành của Bộ Tài Chính về hóa đơn, chứng từ GTGT.
Trên đây là những chia sẻ của Kế Toán MVB về Chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng. Nếu như có bất kì thắc mắc nào xin hãy liên hệ với ketoanmvb để nhận được những tư vấn chính xác, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.
- Cơ sở 1: Phòng 106 – Nhà A13 – Đường 800A – Nghĩa Đô – Cầu Giấy – Hà Nội
- Cơ sở 2: Số 7, lô D9 – KĐT Geleximco – Đường Lê Trọng Tấn – Hà Đông – Hà Nội
- Hotline: 0965 900 818
- Email: ketoanmvb@gmail.com
- Facebook: https://www.facebook.com/ketoanmvb/